Blog
Lụi trắc nghiệm – Bí kíp chống liệt trong thi trắc nghiệm
- 07/01/2025
- Posted by: Thu Huyền
- Category: Phương Pháp Trắc Nghiệm

Trong những kỳ thi trắc nghiệm, không phải lúc nào bạn cũng có đủ thời gian hoặc kiến thức để trả lời tất cả các câu hỏi. Khi đó “lụi” trở thành giải pháp cuối cùng giúp bạn tránh điểm liệt. Tuy nhiên, phương pháp lụi trắc nghiệm không phải là chọn bừa mà cần có chiến lược nhất định. Cùng BaiTapTracNghiem.com tìm hiểu các chiến thuật “khoanh bừa” để tăng tỷ lệ đạt điểm cao trong bài thi nhé!
Phương pháp lụi trắc nghiệm là gì?
Lụi trắc nghiệm còn gọi là “khoanh bừa” là phương pháp trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khi thí sinh không chắc chắn hoặc hoàn toàn không biết đáp án đúng. Thay vì để trống, thí sinh chọn ngẫu nhiên một đáp án trong số các phương án có sẵn. Dù mang tính may rủi, phương pháp này vẫn có thể giúp tăng khả năng đạt điểm. Đặc biệt hữu ích trong các bài thi không áp dụng hình thức trừ điểm cho câu trả lời sai.
Tuy nhiên, để lụi hiệu quả thí sinh cần có những chiến lược nhất định như ưu tiên loại trừ các đáp án không hợp lý, chọn phương án có tần suất xuất hiện cao và chọn câu dài nhất. Phương pháp lụi trắc nghiệm không phải là cách kiếm điểm cao nhưng có thể là cứu cánh trong những tình huống khó khăn giúp thí sinh qua môn.
Các phương pháp lụi trắc nghiệm chống điểm liệt hiệu quả
Trong bài thi trắc nghiệm sẽ có một số câu hỏi bạn không biết đáp án hoặc công thức tính đúng. Vì vậy, phương pháp lụi trắc nghiệm sẽ giúp bạn chọn được đáp án có tỷ lệ đúng khi không biết kết quả. Điểm qua 2 trường hợp “khoanh bừa”hiệu quả nhất:
Trường hợp không làm được câu nào
Phương pháp lụi trắc nghiệm có chiến lược còn gọi là “khoanh chống liệt” là một mẹo hữu ích dành cho những thí sinh chỉ cần vượt qua ngưỡng điểm liệt. Bằng cách nhóm các câu hỏi sau đó khoanh đồng loạt một đáp án trong mỗi nhóm xác suất đạt trên 2 điểm sẽ tăng lên đáng kể. Cách thực hiện:
- Bước 1: Chia đề thi thành các nhóm nhỏ ví dụ 5 câu/nhóm đối với đề 40 câu hoặc 10 câu/nhóm cho đề 50 câu.
- Bước 2: Sau khi đã chia câu hỏi thành từng nhóm bạn áp dụng cách khoanh đáp án như sau:
- Nhóm 1 (Câu 1-5): Tô toàn bộ đáp án A
- Nhóm 2 (Câu 6-10): Tô toàn bộ đáp án B
- Nhóm 3 (Câu 11-15): Tô toàn bộ đáp án C
- Nhóm 4 (Câu 16-20): Tô toàn bộ đáp án D
- Nhóm 5 (Câu 21-25): Quay lại đáp án A
- Nhóm 6 (Câu 26-30): Tô toàn bộ đáp án B
- Nhóm 7 (Câu 31-35): Tô toàn bộ đáp án C
- Nhóm 8 (Câu 36-40): Tô toàn bộ đáp án D
Mẹo này phù hợp cho những thí sinh chỉ cần đạt mức điểm tối thiểu nhưng không phải là giải pháp cho những ai đặt mục tiêu cao. Do đó, nên áp dụng đúng tình huống để tối ưu hóa cơ hội đạt điểm số cần thiết.
Đọc thêm:
- Phương pháp lụi trắc nghiệm toán
- Phương pháp lụi trắc nghiệm môn lý
- Phương pháp lụi trắc nghiệm hóa học
Trường hợp còn một số câu không biết đáp án
Khi làm bài thi trắc nghiệm sẽ không tránh khỏi việc gặp phải một số câu hỏi không biết đáp án. Tuy nhiên, thay vì bỏ trống bạn vẫn có thể áp dụng một số chiến lược để tăng cơ hội đạt điểm. Các mẹo giúp bạn xử lý hiệu quả những câu hỏi khó hiệu quả:
- Làm các câu dễ trước: Các câu nhận biết thông hiểu thường dễ có thể làm ngay. Hãy đọc lướt toàn bộ đề để tìm các câu dạng này để trả lời chính xác hơn.
- Xử lý các câu trung bình: Các câu dạng này đòi hỏi bạn vận dụng nhiều công thức hoặc kiến thức liên môn. Bạn cần làm cẩn thận không vội vã nếu gặp khó khăn đánh dấu lại để quay lại sau.
- Giải quyết các câu khó: Các câu hỏi vận dụng cao yêu cầu bạn phải tư duy sâu phân tích kỹ. Phân bổ thời gian hợp lý dành tối đa 4-5 phút cho mỗi câu.
- Quay lại các câu đã bỏ qua: Với thời gian còn lại, quay lại các câu đã đánh dấu có thể khi bạn đọc lại ý tưởng giải bài mới sẽ xuất hiện.
- Khoanh toàn bộ một đáp án với các câu chưa làm được: Sau khi hoàn thành các câu có thể làm thống kê số lượng đáp án đã chọn sau đó chọn đáp án ít xuất hiện nhất cho các câu chưa làm.
Khoanh 1 đáp án có bị điểm liệt không?
Hiện tại, theo Quy chế thi của Bộ GD&ĐT không có quy định nào cấm thí sinh khoanh toàn bộ bài thi một đáp án duy nhất. Đồng nghĩa với việc thí sinh hoàn toàn có thể áp dụng cách làm này mà không lo bị vi phạm hay hủy bài thi. Tuy nhiên, lựa chọn này tiềm ẩn rủi ro rất lớn là bị điểm liệt.
Điểm liệt là một trong những nỗi lo lớn nhất của thí sinh trong kỳ thi khi mà bất kỳ môn nào đạt điểm liệt (≤ 1 điểm). Tổng hợp 3 tình huống phổ biến dễ dẫn đến điểm liệt:
- Khoanh toàn bộ bài thi một đáp án: Mặc dù không vi phạm quy chế nhưng cách làm này tiềm ẩn rủi ro cao khi xác suất đáp án đúng quá thấp.
- Điền tùy hứng, không suy nghĩ: Học sinh yếu thường khoanh ngẫu nhiên với tâm lý may rủi nhưng dễ khiến kết quả dễ rơi vào vùng điểm liệt.
- Chủ động không điền đáp án: Một số thí sinh vì lý do cá nhân quyết định bỏ trống toàn bộ hoặc phần lớn bài thi dẫn đến điểm liệt.
Trên đây là những phương pháp lụi trắc nghiệm giúp bạn không bị điểm liệt trong kỳ thi. Tuy nhiên, đây không phải là cách tối ưu để đạt điểm cao. Thay vào đó, các bạn cần tập trung ôn tập kỹ lưỡng, nắm vững kiến thức và luyện tập thường xuyên để tự tin đối mặt với mọi dạng câu hỏi. Khi cần luyện đề, hãy truy cập ngay BaiTapTracNghiem.com nhé!