Blog
8+ mẹo lụi trắc nghiệm hóa học chống liệt thi THPT quốc gia
- 08/01/2025
- Posted by: Thu Huyền
- Category: Phương Pháp Trắc Nghiệm

Kỳ thi THPT Quốc gia đang đến gần, và Hóa học chắc hẳn là “kẻ thách thức” khiến không ít thí sinh phải đau đầu. Gặp câu khó mà chẳng biết làm sao? Đừng sợ, “lụi” cũng là một giải pháp nếu bạn biết cách! Trong bài viết này, Blog BaiTapTracNghiem.com sẽ bật mí 8 mẹo lụi trắc nghiệm Hóa Học siêu đỉnh, không chỉ giúp bạn chống liệt mà còn khiến việc thi cử trở nên nhẹ nhàng hơn.
Khi có 3 đáp án gần giống nhau trong 1 câu hỏi, 1 trong 3 chắc chắn là đáp án đúng
Trong khi làm bài thi trắc nghiệm xuất hiện 3 đáp án gần giống nhau và 1 đáp án hoàn toàn khác biệt thì loại ngay. Lý do Bộ sử dụng cách ra đề này là tạo ra “đường nhiễu” để các thí sinh bị loạn thông tin. Do đó, khi gặp dạng 3 đáp án gần giống nhau bạn nên xem xét thật kỹ để chọn được câu trả lời đúng nhất.
Ví dụ:
- A. Chu kỳ 4, nhóm IIA
- B. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB
- C. Chu kỳ 3, nhóm VIB
- D. Chu kỳ 4, nhóm VIIIA
Giải thích: Loại được đáp án C ngay vì nó không chung chu kỳ 3 còn A, B và D nên cân nhắc khi lựa chọn.
Đáp án loại được ngay lập tức sẽ thường chỉ có 1 phần đúng
Một mẹo lụi trắc nghiệm hữu ích khác mà các thí sinh có thể áp dụng là loại ngay đáp án chỉ có một phần đúng. Bởi vì các lựa chọn sai thường chỉ nêu ra những phần thông tin cơ bản để thí sinh nhầm lẫn.
Vì vậy, khi thấy những dạng đáp án như thế này cần loại ngay để tập trung phân tích các câu trả lời còn lại.
Ví dụ:
- A. 4,9 và glixerol
- B. 4,9 và propan-1,3-điol
- C. 9,8 và propan-1,2-điol
- D. 4,9 và propan-1,2-điol
Giải thích: Loại ngay đáp án C vì có phần “9,8” khác với những đáp án còn lại. Điểm đặc biệt là phần phía sau “propan-1,2-điol” nó lại đúng. .
Dữ kiện nào xuất hiện nhiều lần thì dữ kiện đó là đúng
Phương pháp lụi trắc nghiệm Hóa Học tiếp theo các bạn thí sinh có thể áp dụng trong bài thi trắc nghiệm là chú ý đến các dữ kiện xuất hiện nhiều lần. Thông thường, dữ kiện được lặp lại nhiều lần có khả năng đúng rất cao. Bởi vì dạng câu hỏi này sẽ dùng để đánh giá các kiến thức trọng tâm mà bạn đã từng học.
Ví dụ:
- A. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2
- B. Zn(NO3)2 và AgNO3
- C. Fe(NO3)2 và AgNO3
- D. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2
Giải thích: Dữ kiện Zn(NO3)2 xuất hiện đến 3 lần trong các đáp án A, B và D. Áp dụng mẹo này, bạn có thể loại trừ ngay câu C không có Zn(NO3)2) chỉ còn lại 3 đáp án.
2 đáp án nào gần giống nhau, 1 trong 2 thường đúng
Khi làm bài trắc nghiệm Hóa Học nếu bạn gặp hai đáp án có dạng gần giống nhau thì khả năng một trong hai đáp án này là đúng sẽ rất cao. Bạn chỉ cần phân tích sự khác biệt nhỏ giữa chúng để loại bớt đáp án không liên quan.
Ví dụ:
- A. m = 2a – V/22,4
- B. m = 2a – V/11,2
- C. m = 2a – V/5,6
- D. m = 2a + V/5,6
Giải thích: Đáp án C và D khá giống nhau chỉ khác nhau ở dấu + và -. Tuy nhiên, bạn có thể loại D vì ba đáp án còn lại đều sử dụng dấu – trong khi đáp án D lại sử dụng dấu +. Câu C là đáp án đúng nhất.
Nếu các đáp án xuất hiện %, những đáp án nào cộng với nhau bằng 100% thường là đáp án đúng
Đối với các bài tập dạng bài tập cho tính % bạn có thể áp dụng mẹo 100%. Mẹo này có nghĩa là bạn lấy từ đáp án % cho sẵn cộng với nhau bằng 100% thì một trong hai sẽ đúng.
Ví dụ:
- A. 40%
- B. 60%
- C. 27,27%
- D. 50%
Giải thích: Dễ dàng nhận ra rằng 40% + 60% = 100% thì chắc chắn A hoặc B là đáp án đúng. Bạn có thể loại trừ đáp án C và D vì tỷ lệ phần trăm không liên quan đến nhau.
Đọc thêm:
3. Mẹo làm trắc nghiệm môn Tiếng Anh
Nếu thấy 2-3 đáp án có liên quan với nhau như “gấp đôi nhau”, “hơn kém nhau 10 lần”, thì 1 trong số đó sẽ là đáp án đúng.
Các đáp án có mối quan hệ mật với nhau như “gấp đôi nhau” hay “hơn kém nhau 10 lần”, thì tỷ lệ đúng của 2 phương án đó đúng rất cao. Cách này sẽ giúp bạn giảm xác suất chọn phải những đáp án sai.
Ví dụ:
- A. 20
- B. 30
- C. 13,5
- D. 40
Giải thích: Câu A (20) là gấp đôi D (40) do đó sẽ có một trong hai đáp án này là đúng.
Với những câu hỏi dạng tính pH chọn những đáp án mang 1 trong các giá trị: 1, 2, 12, 13
Với các dạng bài tính pH thường khiến nhiều thí sinh gặp khó khăn. Có một mẹo nhỏ giúp bạn nhanh chóng tìm ra đáp án đúng là chọn liền các giá trị pH điển hình là 1, 2, 12 và 13. Bởi vì giá trị pH 1 và 2 là đặc trưng cho dung dịch axit mạnh còn pH 12 và 13 là đặc trưng cho dung dịch bazơ mạnh.
Ví dụ: Cho các dung dịch sau, dung dịch nào có tính axit mạnh nhất?
- A. pH = 3
- B. pH = 1
- C. pH = 7
- D. pH = 13
Giải thích: Với mẹo này bạn chọn ngay vào đáp B sẽ là đúng nhất.
Hãy chọn các đáp án “không phải lớn nhất mà cũng không phải nhỏ nhất” khi bắt buộc phải khoanh bừa
Khi làm bài trắc nghiệm mà không chắc chắn đáp án đúng nên ưu tiên chọn các đáp án “không phải lớn nhất mà cũng không phải nhỏ nhất.” Tỉ lệ đúng ở những đáp án này thường cao hơn các đáp án còn lại.
Ví dụ:
- A. 15
- B. 50
- C. 100
- D. 5
Giải thích: Đáp C (100) là lớn nhất và D (5) là nhỏ nhất. Các đáp án còn lại (A và B) đều ở mức trung gian, vì vậy khả năng một trong hai đáp án này là đúng sẽ cao hơn.
Như vậy, với 8 phương pháp lụi trắc nghiệm Hóa Học chống liệt mà chúng tôi vừa chia sẻ. Hy vọng rằng các thí sinh sẽ cảm thấy tự tin hơn trong kỳ thi THPT Quốc gia. Dù việc áp dụng mẹo lụi không thể thay thế việc ôn tập nhưng nó sẽ giúp bạn trong vài trường hợp nhất định. Truy cập ngay BaiTapTracNghiem.com để luyện tập các dạng bài thi nhé!