Blog
Mẹo làm bài trắc nghiệm Lịch Sử học sinh nên biết
- 08/01/2025
- Posted by: Thu Huyền
- Category: Phương Pháp Trắc Nghiệm

Với khối lượng sự kiện và kiến thức dày đặc, Lịch sử là môn học gây không ít khó khăn cho học sinh, đặc biệt khi đối mặt với các bài thi trắc nghiệm. Đừng lo lắng! Trong bài viết này, BaiTapTracNghiem.com sẽ bật mí những mẹo trắc nghiệm Lịch Sử hiệu quả, giúp bạn không chỉ ghi nhớ lâu mà còn tối ưu hóa thời gian làm bài thi.
Câu nào biết thì khoanh trước
Một phương pháp làm bài trắc nghiệm môn Lịch Sử thường được các bạn thí sinh sử dụng áp dụng là câu nào biết chắc chắn thì khoanh trước, không biết thì để lại sau. Đọc kỹ toàn bộ câu hỏi sau đó ưu tiên làm các câu hỏi dễ trước. Cách này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn giảm căng thẳng để dành thêm thời gian cho các câu khó hơn.
Tuy nhiên, các câu hỏi về sự kiện thường rất dễ lẫn lộn do đó bạn nên tập vẽ sơ đồ năm. Việc này giúp bạn biết được trong năm đó có bao nhiêu sự kiện lịch sử để chọn đáp án dễ hơn.
Đánh dấu từ khóa
Trong quá trình làm thi trắc nghiệm Lịch Sử thí sinh nên đánh dấu lại các từ khóa quan trọng. Những từ khóa chính thường mang ý nghĩa then chốt giúp định hướng tư duy tìm kiếm thông tin.
Khi đọc câu hỏi, bạn nên sử dụng bút chì để gạch chân hoặc khoanh tròn các từ khóa liên quan đến năm, sự kiện, nhân vật, địa danh, nguyên nhân, diễn biến và kết quả. Đặc biệt, nên chú ý đến các từ như “Vì sao”, “Nguyên nhân”, “Lý do” vì nó liên quan đến các sự kiện lịch sử.
Ví dụ: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu trong giai đoạn 1950 – 1973?
- A. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
- B. Không bị Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá.
- C. Sự hợp tác có hiệu quả trong tổ chức liên kết khu vực.
- D. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước.
Giải thích: Chọn đáp án B. Không bị Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá không phải là nguyên nhân góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu trong giai đoạn 1950 – 1973.
Khoanh mốc thời gian câu hỏi và đáp án
Khi làm bài thi trắc nghiệm Lịch Sử nên chú ý khoanh các mốc thời gian sự kiện xảy ra. Có hai dạng mốc thời gian thường gặp:
- Mốc bằng số (như 1930, 1945,…)
- Mốc bằng chữ (như “sau Chiến tranh thế giới thứ hai”, “sau Cách mạng Tháng Tám”,…)
Bởi vì cách này sẽ giúp các thí sinh dễ dàng xác định kiến thức liên quan đến năm đó tránh nhầm lẫn với các sự kiện khác. Ngoài ra, khi đọc đáp án nhớ được mốc thời gian cụ thể của các sự kiện học sinh nên ghi chú lại bên cạnh từng đáp án. Kỹ thuật này được gọi tắt là KK:
- K1: Khoanh mốc thời gian bằng số.
- K2: Khoanh mốc thời gian bằng chữ.
Lụi đáp án để không bỏ sót
Mặc dù đã áp dụng các phương pháp làm bài trắc nghiệm môn Lịch Sử nhưng vẫn không thể hoàn thành bài làm. Phương án cuối cùng là bạn khoanh lụi những câu hỏi mà mình không biết.
Trước khi khoanh bừa nên dành vài phút cuối để kiểm tra kỹ những câu hỏi chưa chắc chắn. Sử dụng phương pháp loại trừ để dần thu hẹp phạm vi đáp án bằng cách loại bỏ những phương án không phù hợp. Khi khoanh lụi cần chú ý đến phiếu đáp án nếu đã chọn quá nhiều đáp án A hoặc B ở những câu trước. Chuyển sang lụi các câu C hoặc D để tăng tỷ lệ đúng cao hơn.
Đọc thêm: Lụi trắc nghiệm là gì
Mẹo học trắc nghiệm môn lịch sử
Môn Lịch Sử luôn được xem là một môn học đòi hỏi khả năng ghi nhớ tốt về các sự kiện trong quá khứ. Do đó, để chinh phục môn học này trong các kỳ thi trắc nghiệm các bạn thí sinh cần áp dụng những phương pháp học tập sáng tạo. Áp dụng các cách sau:
Tạo liên kết
Biến các bài học Lịch Sử trở nên thú vị hơn thay vì cứ đọc đi đọc lại. Bạn liên kết các sự kiện lịch sử có cùng năm lại với sau đó xây dựng câu chuyện kết nối chúng với nhau. Việc sử dụng sơ đồ, biểu đồ với màu sắc sinh động sẽ giúp não bộ dễ dàng tiếp thu và lưu giữ thông tin.
Sử dụng sơ đồ/biểu đồ
Khi học Lịch Sử các bạn học sinh có thể sử dụng sơ đồ hoặc biểu đồ để hiển thị các mốc thời gian theo thứ tự. Cách này giúp tạo ra hình ảnh rõ ràng về các sự kiện lịch sử giúp bạn dễ dàng nhận dạng hơn.
Đọc thêm: phương pháp khoanh trắc nghiệm tiếng anh
Đặt câu hỏi cho bản thân
Cách tiếp theo là tự đặt câu hỏi cho bản thân về những thông tin quan trọng về lịch sử để kích thích trí nhớ. Tuy nhiên, nên bắt đầu từ những mốc thời gian quan trọng sau đó từng bước mở rộng.
Luyện tập ghi nhớ liên tục
Phương pháp để học trắc nghiệm cuối cùng là luyện tập thường xuyên. Trong quá trình học bạn cần ghi lại các sự kiện/trận đánh quan trọng bằng cách viết. Đặt ra mục tiêu nhớ được một số lượng mốc thời gian nhất định mỗi ngày giúp ghi nhớ lâu hơn. Nếu quên, thì hãy xem đi xem lại liên tục để não ghi nhớ được sự kiện đó.
Nhìn chung, với các phương pháp làm bài trắc nghiệm môn Lịch Sử trên có thể sẽ giúp bạn đạt được điểm cao trong bài làm. Hãy luyện tập thường xuyên sẽ giúp bạn ghi nhớ kiến thức vững vàng đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Đến BaiTapTracNghiem.com để làm các bài thi thử môn Lịch Sử nhé!