Pháp Luật Đại Cương
- Description
- Reviews
Tóm tắt kiến thức cơ bản các chương của môn học Pháp luật đại cương, giúp sinh viên nắm được kiến thức cơ bản để làm bài thi trắc nghiệm đạt điểm cao.
Chương I : Một số vấn đề cơ bản về nhà nước.
-
Nguồn gốc và sự ra đời của nhà nước
- Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, xã hội không phải lúc nào cũng có nhà nước. Thời kỳ cộng sản nguyên thủy, xã hội tồn tại mà không cần đến nhà nước. Do trình độ phát triển thấp kém của lực lượng sản xuất, con người sống và lao động tập thể, cùng hưởng thụ thành quả lao động chung. Xã hội chưa phân chia giai cấp, mọi người bình đẳng trong lao động và hưởng thụ.
- Cơ sở kinh tế của xã hội cộng sản nguyên thủy hình thành nên thị tộc – tổ chức cơ sở đầu tiên của xã hội loài người. Thị tộc là một tổ chức lao động sản xuất, một bộ máy kinh tế xã hội. Sự phát triển dẫn đến việc hình thành các bào tộc và bộ lạc bao gồm nhiều bào tộc hợp thành.
- Quyền lực trong xã hội này chưa tách khỏi xã hội mà gắn liền và hòa nhập với xã hội. Việc quản lý được thực hiện thông qua Hội đồng thị tộc gồm những người lớn tuổi, có quyền hạn lớn trong việc tổ chức và quản lý cộng đồng. Những người đứng đầu thị tộc, bào tộc không có đặc quyền, đặc lợi, họ cũng lao động và hưởng thụ như mọi thành viên khác.
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội đã dẫn đến sự xuất hiện của chế độ tư hữu. Xã hội bắt đầu phân chia thành giai cấp giàu nghèo, hình thành hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ. Mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp ngày càng gay gắt đòi hỏi phải có một tổ chức quyền lực mới để dập tắt các cuộc xung đột giai cấp. Tổ chức quyền lực đó chính là nhà nước.
-
Đặc điểm cơ bản của nhà nước
Những đặc điểm đặc trưng riêng biệt của nhà nước so với các tổ chức khác trong xã hội.
Thứ nhất, nhà nước thiết lập một quyền lực công đặc biệt. Để thực hiện quyền lực này, nhà nước có đội ngũ công chức chuyên nghiệp làm nhiệm vụ quản lý và một bộ máy cưỡng chế để duy trì địa vị thống trị.
Thứ hai, nhà nước tổ chức phân chia dân cư theo lãnh thổ thành các đơn vị hành chính. Việc phân chia này không phụ thuộc vào yếu tố chính kiến, huyết thống, giới tính hay nghề nghiệp. Điều này quyết định phạm vi tác động của nhà nước trên quy mô rộng lớn nhất.
Thứ ba, nhà nước có chủ quyền quốc gia mang nội dung chính trị – pháp lý. Điều này thể hiện quyền tự quyết của nhà nước về đối nội và đối ngoại, không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Chủ quyền quốc gia bảo đảm tính độc lập, bình đẳng dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.
Thứ tư, nhà nước ban hành và thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật. Với tư cách là người đại diện chính thống cho xã hội, nhà nước thực hiện việc quản lý thông qua hệ thống các quy định pháp luật do chính nhà nước ban hành và bắt buộc mọi thành viên trong xã hội phải tuân theo.
-
Chức năng của nhà nước
Chức năng của nhà nước là những phương diện hoạt động chủ yếu nhằm thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử. Chức năng của nhà nước được chia thành hai loại chính:
Chức năng đối nội là những hoạt động chủ yếu trong phạm vi lãnh thổ quốc gia như: bảo đảm trật tự an toàn xã hội, trấn áp những phần tử chống đối, bảo vệ chế độ chính trị-xã hội, tổ chức và quản lý nền kinh tế, văn hóa, giáo dục…
Chức năng đối ngoại thể hiện trong hoạt động quan hệ với các quốc gia khác như: bảo vệ độc lập chủ quyền, chống xâm lược từ bên ngoài, thiết lập và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực.
Phần 2: NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Bản chất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam
Nhà nước ta ra đời từ Cách mạng Tháng Tám 1945, ngay từ đầu đã thể hiện bản chất của một nhà nước của dân, do dân và vì dân. Theo Hiến pháp 1992, Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Bản chất này được thể hiện qua các đặc trưng cơ bản:
- Nhân dân là chủ thể cao nhất của quyền lực nhà nước
- Nhà nước là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết các dân tộc
- Nhà nước thể hiện tính xã hội rộng lớn
- Nhà nước là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
- Nhà nước thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị với các nước
- Chức năng của Nhà nước CHXHCN Việt Nam
Chức năng của Nhà nước
a) Các chức năng đối nội:
Chức năng kinh tế là một trong những chức năng quan trọng nhất của Nhà nước ta. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước thực hiện:
- Thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân
- Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- Quyết định chính sách cụ thể để phát huy tiềm năng các thành phần kinh tế
- Thúc đẩy sự hình thành và phát triển các loại thị trường
- Tiếp tục đổi mới công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước
Chức năng xã hội được thể hiện qua việc:
- Xác định giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu
- Giải quyết việc làm, chăm lo cải thiện điều kiện làm việc
- Thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo
- Thực hiện chính sách ưu đãi với người có công
- Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân
Chức năng bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội:
- Giữ vững an ninh quốc gia
- Bảo đảm ổn định chính trị
- Bảo vệ thành quả cách mạng
- Trấn áp các hành động chống phá của các lực lượng thù địch
- Bảo vệ quyền tự do dân chủ của nhân dân
b) Các chức năng đối ngoại:
Chức năng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa:
- Củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân
- Kết hợp sức mạnh toàn dân với sức mạnh của lực lượng vũ trang
- Xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân cách mạng
- Xây dựng công nghiệp quốc phòng
Thiết lập và phát triển quan hệ quốc tế:
- Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ
- Mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước
- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực
- Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
Phần 3: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
-
Khái niệm và đặc điểm
Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam là hệ thống các cơ quan từ trung ương đến địa phương, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
Đặc điểm cơ bản của bộ máy nhà nước bao gồm:
- Việc tổ chức và hoạt động dựa trên nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân
- Các cơ quan trong bộ máy nhà nước đều mang tính quyền lực nhà nước
- Đội ngũ cán bộ, công chức là những người phục vụ nhân dân, chịu sự kiểm tra giám sát của nhân dân
-
Các cơ quan trong bộ máy nhà nước
- a) Quốc hội: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Quốc hội có thẩm quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Cơ cấu tổ chức của Quốc hội bao gồm:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội
- Các đoàn đại biểu Quốc hội
- Văn phòng và các cơ quan giúp việc khác
- b) Chủ tịch nước: Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước CHXHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn quan trọng như công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; quyết định các vấn đề về đối ngoại của nhà nước.
- c) Chính phủ: Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của nhà nước.
Thẩm quyền của Chính phủ bao gồm:
- Thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân
- Thực hiện chính sách phát triển các thành phần kinh tế
- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội
- Quản lý tài chính, tiền tệ, ngân sách nhà nước
- Thực hiện chính sách đối ngoại
- d) Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân: Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. HĐND được tổ chức ở các đơn vị hành chính từ tỉnh đến xã.
Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. UBND chịu trách nhiệm thực hiện Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
- e) Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân:
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của Nhà nước, thực hiện quyền tư pháp. Hệ thống Tòa án bao gồm:
- Tòa án nhân dân tối cao
- Tòa án nhân dân địa phương các cấp
- Các Tòa án quân sự
Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Phần 4: HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Các phương hướng hoàn thiện:
- Cải cách thể chế và phương pháp hoạt động của Nhà nước:
- Kiện toàn tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động của Quốc hội
- Xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch
- Cải cách tư pháp
- Phát huy dân chủ và tăng cường pháp chế:
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ
- Mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức:
- Hoàn thiện chế độ công vụ
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
- Sắp xếp, bố trí đúng năng lực
- Đấu tranh chống tham nhũng:
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách
- Tăng cường kiểm tra, giám sát
- Xử lý nghiêm minh các vi phạm
CHƯƠNG II : ĐẠI CƯƠNG VỀ PHÁP LUẬT
I. Nguồn gốc của pháp luật:
1.Sự ra đời của pháp luật:
Thể hiện ý chí của toàn thể thị tộc, bộ lạc.
Điều chỉnh hành vi, cách sử sự của con người liên kết theo tinh thần hợp tác, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.
Thể hiện trên cơ sở tự nguyện, tự giác của các thành viên cộng đồng.
Có sự cưỡng chế tự nhiên thông qua dư luận lên án.
– Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm phá vỡ quan hệ XHCSNT làm giai cấp xuất hiện, nhà nước ra đời, cần có các quy tắc sử sự mới , pháp luật ra đời.
- Con đường hình thành pháp luật:
– Pháp luật hình thành từ hai con đường:
🍀Thứ nhất, nhà nước thừa nhận các quy phạm xã hội và nâng lên thành luật.
🍀Thứ hai nhà nước trực tiếp ban hành pháp luật.
II. Thuộc tính của pháp luật:
– Tính quy phạm phổ biến.
– Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
– Tính hệ thống.
– Tính cưỡng chế và nhà nước bảo đảm thực hiện.
– Khái niệm pháp luật : pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận theo trình tự thủ tục luật định và được nhà nước bảo đảm thực hiện thể hiện ý chí của giai cấp thống trị nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội điển hình và phổ biến để duy trì trật tự và kỷ cương xã hội.
III. Hệ thống pháp luật Việt Nam:
1. Khái niệm, căn cứ phân chia hệ thống pháp luật :
– Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật được quy định một cách khách quan bởi các điều kiện kinh tế – xã hội , được phân chia thành các bộ phận cấu thành khác nhau, phù hợp với đặc điểm tính chất của các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh,nhưng các bộ phận ấy có mối quan hệ qua lại chặt chẽ và thống nhất với nhau.
– Đặc điểm của hệ thống pháp luật :
➡️Tính thống nhất: sự hình thành các bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn khách quan, từ các quan hệ xã hội thực tế.
➡️Tính phân hóa: phân chia pháp luật ra thành ngành luật, chế định luật, quy phạm pháp luật , ngành luật trước bao gồm ngành luật sau.
➡️Tính khách quan: sự hình thành các bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn khách quan, từ quan hệ xã hội thực tế.
– Căn cứ phân chia hệ thống pháp luật việt nam :
➡️Ngành luật: là tập hợp nhiều quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội nhất định. Để phân chia ngành luật dựa vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh. Phương pháp điều chỉnh là biện pháp mà nhà nước sử dụng để tác động lên các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật.
➡️Chế định luật: là nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại có liên hệ mật thiết với nhau.
Quy phạm pháp luật: là phần tử cấu thành nhỏ nhất của hệ thống pháp luật.
– Các ngành luật trong hệ thống PLVN: Luật hiến pháp; luật hành chính; luật dân sự; luật hình sự; luật quốc tế; luật tài chính…
2. Khái niệm, các bộ phận cấu thành quy phạm pháp luật:
– Khái niệm:
Quy phạm pháp luật là quy tắc hành vi ( quy tắc xử sự ) do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận có tính bắt buộc chung , được thể hiện dưới hình thức nhất định và được đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng XHCN.
– Đặc điểm:
Do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận.
Mang tính phổ biến bắt buộc chung : được áp dụng nhiều lần cho tới khi quy phạm pháp luật bị thay thế hủy bỏ; bắt buộc tất cả những ai nằm trong hoàn cảnh điều kiện mà pháp luật quy định.
Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: biểu thị diễn đạt thông qua nội dung các văn bản pháp luật; mang tính cụ thể thống nhất dễ hiểu dễ áp dụng trong cuộc sống.
Được nhà nước đảm bảo thực hiện: thông qua biện pháp cưỡng chế, giáo dục, thuyết phục…
– Cơ cấu của quy phạm pháp luật :
Quy phạm pháp luật gồm : giả định – quy định, quy định – chế tài, giả định – quy định – chế tài.
Ba bộ phận trên trả lời cho ba câu hỏi: trong hoàn cảnh nào áp dụng quy phạm pháp luật, gặp hoàn cảnh đó thì phải làm gì và không được làm gì, nếu không thực hiện đúng …
Công thức chung: nếu – thì – mà khác thì sẽ…
🌸Bộ phận giả định: quy định chủ thể , hoàn cảnh tình huống , điều kiện thực tế thì phải thực hiện quy phạm pháp luật tương ứng.
🌸Bộ phận quy định: nêu quy tắc sử sự buộc chủ thể phải tuân theo khi gặp hoàn cảnh tình huống trong phần giả định.
🌸Bộ phận chế tài: quy định những biện pháp cưỡng chế ( trách nhiệm pháp lý ) hậu quả bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật.
IV. Văn bản quy phạm pháp luật:
1.Khái niệm, đặc điểm, phân loại :
– Khái niệm :
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định có quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước đảm bảo thực hiện điều chỉnh các quan hệ xã hội.
– Đặc điểm :
Do chủ thể có thẩm quyền ban hành.
Ban hành theo đúng tên gọi, trình tự thủ tục pháp lý nhất định.
Nội dung có chứa đựng các quy tắc xử sự bắt buộc chung.
Được áp dụng nhiều lần và sự thực hiện không làm chấm dứt hiệu lực của nó.
Có những văn bản pháp luật đặc biệt : văn bản được áp dụng một lần nhưng hiệu lực tồn tại.
– So sánh văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng áp dụng pháp luật :
Do chủ thể có thẩm quyền ban hành.
Thủ tục trình tự ban hành văn bản QPPL chặt chẽ hơn văn bản áp dụng pháp luật.
Văn bản áp dụng pháp luật có hiệu lực một lần và áp dụng cho một đối tượng nhất định.
– Các loại văn bản quy phạm pháp luật :
Văn bản luật : hiến pháp, luật , bộ luật do quốc hội ban hành.
Văn bản dưới luật : pháp lệnh, nghị định, thông tư , quyết định do cơ quan nhà nước ban hành để cụ thể hóa văn bản pháp luật.
- Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật :
– Quốc hội ban hành hiến pháp, luật , bộ luật , nghị quyết.
– Ủy ban thường vụ quốc hội : pháp lệnh, nghị quyết.
– chủ tịch nước : lệnh, quyết định.
– Thủ tướng chính phủ : quyết định.
3. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật:
– là giới hạn về thời gian, không gian đối tượng thi hành mà văn bản quy phạm pháp luật hướng tới.
VBQPPL của cơ quan nhà nước trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước.
Hiệu lực không gian lãnh thổ.
Hiệu lực thời gian: là thời điểm bắt đầu và kết thúc VBQPPL.
Hiệu lực hồi tố: pháp luật không thể áp dụng những quy định pháp luật đối với những hành vi xảy ra trước khi luật đó có hiệu lực.
Hiệu lực về đối tượng thi hành.
CHƯƠNG III : MỘT SỐ NGÀNH LUẬT TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
I. Luật hiến pháp:
- Khái niệm:
Là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng gắn với việc xác định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh , quốc phòng , quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân và tổ chức hoạt động bộ máy nhà nước.
– Phương pháp điều chỉnh :
Là biện pháp cách thức mà nhà nước tác dụng để điều chỉnh các đối tượng đó.
Phương pháp mệnh lệnh quyền uy.
Phương pháp bình đẳng.
- Chế độ chính trị:
– Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị.
Là tổ chức mang tính chất xã hội rộng lớn , đại diện chính thức của toàn thể nhân dân,quản lý tất cả các cá nhân trong phạm vi lãnh thổ.
Nhà nước có chủ quyền tối cao trong đối nội và đối ngoại có bộ máy quyền lực và sức mạnh đảm bảo quyền lực chính trị và chế độ chính trị của nhà nước.
Nhà nước là chủ sở hữu lớn nhất , có đủ điều kiện và sức mạnh vật chất để tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước còn bảo trợ cho các tổ chức khác trong hệ thống chính trị để ban hành các hoạt động của họ.
Có pháp luật là công cụ thiết lập kỉ cương,quản lý mọi mặt đời sống xã hội buộc các tổ chức khác trong hệ thống chính trị phải tuân theo.
– Đảng là hạt nhân lãnh đạo.
– Tổ chức chính trị – xã hội là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân: MTTQVN,TLĐLĐVN,ĐTNCSHCM,HLHPNVN,HNDVN,CCBVN.
Biểu hiện: là cơ sở đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh toàn dân , tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần của nhân dân tham gia cùng nhà nước.
- Chế độ kinh tế:
– Khái niệm: là tổng hợp các quy phạm của luật hiến pháp điều chỉnh những quan hệ kinh tế chủ yếu tạo thành cơ sở kinh tế của nhà nước.
Chính sách phát triển kinh tế: quan hệ sở hữu là quan trọng nhất.
– Mục đích của chế độ kinh tế:
Làm dân giàu nước mạnh đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu vật chất và tinh thần cho nhân dân . đạt mục đích này nhà nước chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
– Có ba hình thức sở hữu :
Toàn dân : gồm tư liệu sản xuất.
Tập thể : sở hữu tập thể
Tư nhân : sở hữu cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình
Chú ý : ngoài ba hình thức sở hữu còn một số sở hữu khác của tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế.
– Các thành phần kinh tế ở nước ta :
➡️Kinh tế nhà nước : gồm doanh nghiệp nhà nước kinh doanh và hoạt động công ích toàn bộ hoặc phần lớn vốn do nhà nước đầu tư ( điều 19 – hiến pháp 1992 ).
➡️Kinh tế tập thể : gồm hợp tác xã sản xuất, kinh doanh dịch vụ.
➡️Kinh tế cá thể : tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân được lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp,không bị hạn chế quy mô hoạt động.
➡️Kinh tế gia đình.
➡️Kinh tế tư bản nhà nước: là sự hợp tác để sản xuất kinh doanh giữa nhà nước với cá nhân tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài.
➡️Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: nhà nước khuyến khích tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ,vào việt nam , phù hợp với pháp luật việt nam và thông lệ quốc tế.
– Chế độ quản lý kinh tế : Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách.
- Chế độ văn hóa – xã hội:
– Chế độ văn hóa:
Nhà nước phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
– Chính sách phát triển KHCN:
Là quốc sách hàng đầu, khoa học công nghệ giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
– Chính sách phát triển giáo dục :
Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.
– Chính sách phát triển văn hóa – nghệ thuật :
Đầu tư phát triển văn hóa – văn học nghệ thuật.
Góp phần bồi dưỡng nhân cách và tâm hồn cao đẹp của con người.
– Chính sách xã hội:
Nhà nước chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Nhà nước và xã hội phát triển thể dục thể thao
Nhà nước và xã hội phát triển du lịch , mở rộng hoạt động du lịch trong nước và quốc tế.
- Địa vị pháp lý của công dân:
– Hành chính chính trị.
– Kinh tế – xã hội.
– Các quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân.
– Các nghĩa vụ của công dân.
II. Luật hành chính:
- Khái niệm:
– Luật hành chính là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật việt nam bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật phát sinh trong quá trình tổ chức, hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
– Được chia làm ba nhóm ( đối tượng điều chỉnh ).
Các quan hệ phát sinh trong quá trình chấp hành và điều hành của cơ quan hành chính nhà nước thể hiện hoạt động chấp hành và điều hành trên lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
– Phương pháp điều chỉnh: Phương pháp mệnh lệnh – phục tùng.
– Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính: Cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước.
- Cơ quan hành chính nhà nước:
– Khái niệm:
Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành nên bộ máy được thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.
– Đặc điểm:
Mang tính quyền lực nhà nước.
Cơ quan hành chính nhà nước do cơ quan quyền lực nhà nước , hoặc cơ quan hành chính nhà nước cấp trên lập ra, chịu sự kiểm tra của cơ quan nhà nước lập ra mình và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền pháp lý xuất phát từ quyền lực nhà nước : ra các văn bản quy phạm có tính chất bắt buộc thực hiện đối với tổ chức cá nhân trong phạm vi thẩm quyền được pháp luật quy định và tự mình kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm.
Tất cả các cơ quan hành chính nhà nước cớ mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành hệ thống thống nhất thứ bậc.
- Cán bộ,công chức:
– Cán bộ:
👉Là người do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ.
👉Hoạt động mang tính chính trị , gắn với chính trị,chi phối bởi yếu tố chính trị.
👉Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
👉Là công dân việt nam.
– Công chức :
👉Là người được tuyển dụng bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc được giữ một công vụ thường xuyên.
👉Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
👉Là công dân việt nam.
– Viên chức :
Là công dân việt nam, trong biên chế được tuyển dụng bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc được giao một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của nhà nước , của tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội.
- Vi phạm hành chính:
– Khái niệm :
Vi phạm hành chính là hanh vi do cá nhân,tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm các quy tắc quản lý hành chính nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
– Dấu hiệu:
Tính trái pháp luật hành chính của hành vi.
Là hành vi có lỗi.
Hành vi bị xử phạt hành chính.
– Các hình thức xử phạt :
Cảnh cáo.
Phạt tiền
Các hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
III. Luật dân sự:
1.Khái niệm :
Luật dân sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật việt nam bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và nhân thân,phát sinh trong quá trình giao lưu dân sự trên cơ sở đảm bảo sự bình đẳng tự nguyện, độc lập,của các chủ thể tham gia vào quan hệ.
– Đối tượng điều chỉnh :
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản trong quá trình giao lưu dân sự.
➡️Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản. Tài sản gồm: vật, tiền,giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
Đặc điểm: hình thành theo quy luật giá trị,đền bù ngang giá,mang tính ý chí,ý chí của chủ thể phải hợp ý chí của nhà nước , đối tượng là những tài sản theo quy định của pháp luật dân sự và được phép lưu thông.
➡️Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về giá trị nhân thân của cá nhân tổ chức được pháp luật thừa nhận.
– Phương pháp điều chỉnh : phương pháp bình đẳng – thỏa thuận.
- Một số nội dung chính:
– Quyền sở hữu.
– Nghĩa vụ và hợp đồng dân sự.
– Thừa kế.
– Trách nhiệm dân sự.
IV. Luật hình sự Việt Nam:
1.Khái niệm :
Luật hình sự là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật việt nam bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành xác định hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm , đồng thời quy định những hình phạt tương ứng và điều kiện áp dụng hình phạt đó.
– Đối tượng điều chỉnh :
Những quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và người phạm tội khi người đó thực hiện hành vi mà nhà nước coi là tội phạm.
- Tội phạm và cấu thành tội phạm:
– Khái niệm: tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, được quy định trong luật hình sự.
– Dấu hiệu: Hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong luật hình sự, xử lý bằng hình phạt.
– Phân loại :
Tội phạm ít nghiêm trọng
Tội phạm nghiêm trọng.
Tội phạm rất nghiêm trọng.
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp:
– Hình phạt là một biện pháp cưỡng chế do nhà nước quy định trong luật hình sự do tòa án áp dụng nhân danh nhà nước đối với người thực hiện tội phạm tước bỏ một số quyền và nghĩa vụ
– Biện pháp tư pháp :Tịch thu tang vật và tiền trực tiếp liên quan tội phạm, trả lại tiền, sửa chữa, bồi thường, công khai xin lỗi, bắt buộc chữa bệnh.
V. Luật tố tụng dân sự:
- Khái niệm:
Là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ trật tự phát sinh giữa tòa án với người tham gia tố tụng trong quá trình tòa án giải quyết các vụ việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể, công dân, tổ chức, cá nhân.
- Các giai đoạn tố tụng dân sự:
➡️Giai đoạn 1: Nộp đơn khởi kiện.
➡️Giai đoạn 2: Sau 5 ngày làm việc có thụ lý vụ án
➡️Giai đoạn 3: Chuẩn bị xét xử.
➡️Giai đoạn 4: Quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Pháp luật đại cương không còn là môn học “khó nhằn” nữa nếu bạn nắm được những kiến thức trọng tâm và phương pháp học tập phù hợp. Hãy tận dụng kho tài liệu phong phú trên Baitaptracnghiem.com để ôn luyện hiệu quả. Đừng quên thử sức với hệ thống bài tập trắc nghiệm online của chúng tôi – công cụ đã giúp hơn 10,000 sinh viên đạt điểm cao trong kỳ thi. Chúc các bạn học tập tốt!
